0909 050 789 - 0909 196 588

back to top
 

BỐ CỤC LUẬN ÁN

Luận án “Hình thái, cấu trúc tháp mũi người trưởng thành (Nghiên cứu trên 400 sinh viên Y khoa tại Thành phố Hồ Chí Minh)” gồm 4 chương, 160 trang, 38 bảng và 4 biểu đồ.
Trong phần tóm tắt luận án, chúng tôi chỉ trình bày một số nội dung chính.

MỞ ĐẦU
Tháp mũi có tầm quan trọng cho vẻ đẹp của khuôn mặt và là một trong những yếu tố giúp phân biệt các chủng tộc loài người. Hiện nay, ở nước ta, nhu cầu phẫu thuật tạo hình-thẩm mỹ tháp mũi ngày càng tăng.

Muốn phẫu thuật tạo hình-thẩm mỹ mũi đạt kết quả tốt cần có nhiều yếu tố, trong đó, sự hiểu biết về hình thái, cấu trúc tháp mũi cũng như các thông số nói lên sự tương quan giữa các phần của tháp mũi, giữa tháp mũi với khuôn mặt là rất quan trọng.

Có nhiều phương pháp phân tích mặt như: đo đạc giữa các phần xương với nhau, giữa mô mềm và xương, giữa mô mềm và mô mềm, trong đó phương pháp sau cùng có giá trị thực tiễn nhất đối với các nhà lâm sàng. Phân tích mặt bằng cách đo trên ảnh chụp (photogrammetry) là một phương pháp thực dụng được các nhà lâm sàng quan tâm và sử dụng rộng rãi.

Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành phân tích mặt và tháp mũi bằng phương pháp đo trên ảnh chụp. Để điều này được thực hiện nhanh chóng, chính xác và ít tốn kém, chúng tôi đã ứng dụng phần mềm có tên NM 2.0. Với phần mềm này, chúng tôi đo được các khoảng cách, các góc và tính các tỷ lệ thông thường cũng như một số tỷ số đặc biệt như tỷ số Baum, Goode.

Đối với các tác giả nước ngoài, phẫu thuật tạo hình-thẩm mỹ tháp mũi người da màu nói chung và người châu Á nói riêng vẫn còn là một thách thức vì các đặc điểm khác biệt như khung xương sụn có kích thước “khiêm tốn”, sụn cánh mũi mỏng manh và phần da phủ bên trên dầy hơn người da trắng. Do đó, với mong muốn nêu được đặc điểm cấu trúc của khung xương sụn tháp mũi người Việt Nam ngõ hầu đóng góp vào việc phẫu thuật tạo hình-thẩm mỹ tháp mũi cho người Việt Nam đạt kết quả tốt, chúng tôi tiến hành việc nghiên cứu cấu trúc khung xương sụn tháp mũi người Việt Nam trưởng thành bằng cách phẫu tích và quan sát, đo đạc trực tiếp trên xác.
Cho đến nay, hầu hết các số liệu về hình thái khuôn mặt và cấu trúc tháp mũi đều được nghiên cứu từ người da trắng, một số ít trên người da đen, người Trung Quốc. Ở Việt Nam, bước đầu đã có một số số liệu phân tích mặt của các tác giả: Lê Gia Vinh, Hoàng Tử Hùng, Nguyễn Thị Bích Thủy, Phan Ngọc Toàn.... Tuy nhiên,
khối mũi chưa được nghiên cứu sâu đúng mức và cấu trúc khung xương sụn tháp mũi chưa được quan tâm đến. Ngoài ra, việc nghiên cứu hình thái, kích thước tháp mũi người Việt Nam cũng góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho ngành khoa học nhận dạng và pháp y.

Tóm lại, xuất phát từ nhu cầu thực tế phục vụ cho phẫu thuật tạo hình-thẩm mỹ tháp mũi người Việt Nam đạt kết quả tốt và đóng góp một phần vào công việc nhận dạng và nghiên cứu nhân trắc học người Việt Nam, chúng tôi tiến hành công trình nghiên cứu hình thái và cấu trúc khung xương sụn tháp mũi người Việt Nam trưởng thành một cách hệ thống và chi tiết.

Từ những vấn đề nêu trên, xin đề ra mục tiêu nghiên cứu như sau:
1. Phân tích hình dạng, đo kích thước và tính các tỷ số của tháp mũi trên ảnh kỹ thuật số có ứng dụng phần mềm NM 2.0.
2. So sánh đo kích thước tháp mũi giữa 2 phương pháp trực tiếp và đo trên ảnh kỹ thuật số.
3. Phân tích hình dạng và đo các kích thước của xương mũi, sụn mũi bên, sụn cánh mũi và sụn vừng.
4. Nêu các ứng dụng của việc nghiên cứu hình thái, cấu trúc tháp mũi và phần mềm NM 2.0.
Những chương tiếp theo của luận án là tổng quan, phương pháp nghiên cứu, kết quả, bàn luận và kết luận.



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. GIẢI PHẪU HỌC THÁP MŨI
Tháp mũi cấu trúc gồm một khung xương sụn, bên trong là niêm mạc mũi còn bên ngoài phủ bởi da và lớp mô dưới da.

1.1.1. Xương mũi

Xương mũi là xương đôi, nhỏ và dài, hình tứ giác gồm 2 mặt: trên và dưới, 4 bờ: trên, dưới, ngoài và trong.
Bờ trên của sụn mũi bên nằm dưới bờ dưới của xương mũi 2 – 8mm. Màng sụn và màng xương ở đây được gắn kết chặt với nhau bởi một lớp mỏng mô liên kết.

1.1.2. Sụn mũi bên
Sụn mũi bên có hình tam giác hoặc tứ giác. Soudant và cộng sự đo kích thước sụn mũi bên qua chiều cao toàn bộ và chiều cao “tự do” trên 50 xác người châu Âu da trắng.

1.1.3. Sụn cánh mũi
Đa số các tác giả chia sụn cánh mũi ra làm trụ ngoài và trụ trong, 2 trụ này kết hợp nhau ở đỉnh. Theo đa số các tác giả: sụn cánh mũi có hình móng ngựa, hình chữ U hoặc C. Bờ trên sụn cánh mũi khớp với bờ dưới sụn mũi bên theo 1 trong 3 kiểu: tận-tận, chồng lên và tạo rãnh.

1.1.4. Sụn vừng
Zloto mô tả 3 vị trí của sụn vừng: trong tam giác tạo bởi vách ngăn, sụn cánh mũi và bờ dưới sụn mũi bên, trong khoảng giữa bờ trên sụn cánh mũi và bờ dưới sụn mũi bên, và trong khoảng giữa phần đuôi của trụ ngoài sụn cánh mũi và bờ hố lê.

1.2. HÌNH THÁI THÁP MŨI

1.2.1. Hình dạng tháp mũi:

Các tác giả: Rudolf , Legent, Olivier phân mũi ra thành 5 – 15 dạng mũi. Các tác giả nước ngoài cũng phân thành 3 dạng nền mũi và Farkas phân 7 dạng lỗ mũi trước.

1.2.2. Kích thước tháp mũi
Các tác giả đã đo các kích thước của tháp mũi qua: chiều dài, chiều ngang, chiều cao, độ nhô của chóp mũi qua góc mũi-mặt, tỷ số Baum và tỷ số Goode; kích thước của nền mũi qua chiều cao, chiều ngang, cạnh bên tam giác nền mũi, chiều cao và chiều ngang chóp mũi, chiều dầy cánh mũi, góc hợp bởi 2 trục của lỗ mũi trước; các tỷ lệ: chiều ngang chóp mũi / chiều ngang nền mũi, chiều cao chóp mũi / chiều cao nền mũi, chỉ số mũi; và mối liên quan giữa mũi và mặt qua: góc mũi-trán, mũi-môi, mũi-cằm, đường mũi-cằm.

1.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MẶT TRÊN ẢNH
1.3.1. Sự cần thiết của ảnh chụp trong phẫu thuật
Tư liệu bằng ảnh giúp hoàn chỉnh bệnh án, lưu lại hình ảnh chính xác của bệnh nhân trước mổ, cần cho bác sĩ nghiên cứu để đặt ra kế hoạch, đánh giá kết quả phẫu thuật và cần cho công tác nghiên cứu, giảng dạy.

1.3.2. Phương tiện để chụp ảnh
Phương tiện cần cho việc chụp ảnh đạt chất lượng cao: máy ảnh loại 35mm SLR (single-lens reflex) với ống kính 90 – 105mm, hệ
thống chiếu sáng gồm 4 đèn, phim dương bản Kodakchrome 64 hoặc Kodakchrome 25, phông thường được các tác giả chọn màu xanh dương.

1.3.3. Tư thế đối tượng cần chụp

Hình 2.34. Tư thế thẳng trước Hình 2.35. Tư thế nghiêng
Hình 2.36. Tư thế ngửa sau

Đối tượng ngồi thoải mái trên ghế xoay, mắt nhìn thẳng về phía trước, tia nhìn song song với mặt đất. Mặt phẳng Franfort được điều chỉnh song song với mặt sàng. Để phân tích mặt và mũi, các tác giả thường chụp các tư thế: thẳng trước, nghiêng phải và trái và ngửa sau hay ảnh chụp nền mũi.

1.3.4. Cỡ ảnh: Các tác giả thường chụp theo cỡ: 13x18 cm.

1.3.5. Phương pháp phân tích mặt điện toán hóa

Hilger và Larrabee sử dụng hệ thống máy vi tính để phân tích các ảnh chụp. Phương pháp này giúp cho phẫu thuật viên đánh giá các bất thường trong tỷ lệ khuôn mặt và dự đoán kết quả sau mổ nhanh chóng hơn phương pháp phân tích trên ảnh kinh điển.





CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. NHÓM NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI THÁP MŨI

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 400 sinh viên đang theo học tại trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và
Trung Tâm Đào Tạo và Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

2.1.2. Cỡ mẫu: được xác định theo công thức

Trong đó:
p: tỷ lệ của một đặc điểm hình thái mũi, giả định là 50%
e: sai số cho phép = 5%
a = 95%: khoảng tin cậy cho phép


Z1-e /2 = 1,96: giá trị Z tương ứng với khoảng tin cậy cho phép
Cỡ mẫu được tính theo công thức là trên là 384 đối tượng. Như vậy, cỡ mẫu trong công trình nghiên cứu này gồm 400 sinh viên đạt các tiêu chuẩn chọn mẫu.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong công trình này chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.1.4. Các bước tiến hành
Bước 1: chụp ảnh đối tượng cần đo bằng máy ảnh kỹ thuật số SONY Digital Mavica có độ phân giải là 640 x 480 điểm ảnh
(pixel), ống kính 35mm, tiêu cự 100mm, với khẩu độ, tốc độ tự động phù hợp với ánh sáng đèn chiếu. Đối tượng được chụp ở các tư thế: thẳng trước, nghiêng phải, nghiêng trái, nghiêng ¾ phải, nghiêng ¾ trái, ngửa sau.
Bước 2: chép các ảnh từ đĩa mềm vào thư mục C trong ổ đĩa cứng
Bước 3: mở phần mềm NM 2.0
Bước 4: đưa ảnh cần đo vào phần mềm NM 2.0
Bước 5: đo các kích thước của tháp mũi, tính các tỷ lệ và các biến số định tính

Mô tả giao diện phần mềm NM 2.0

Hình 2.32. Giao diện phần mềm NM 2.0. Hình 2.37. Cách đo chiều dài mũi và tỷ lệ
chiều dài mũi n-sn / chiều dài mặt n-me.
Hình 2.38. Cách đo chiều ngang mũi và
tỷ lệ chiều ngang mũi / gian khóe mắt trong.
Hình 2.39. Cách đo chiều cao mũi. Hình 2.40. Cách đo kích thước nền mũi. Hình 2.41. Cách đo cạnh bên tam giác nền mũi.
Hình 2.42. Cách đo kích thước chóp mũi. Hình 2.43. Cách đo kích thước lỗ mũi trước
và trụ mũi.
Hình 2.44. Cách tính mối tương quan giữa lỗ mũi
trước, trụ mũi, cánh mũi với chiều ngang mũi.
Hình 2.45. Cách đo góc mũi-trán. Hình 2.46. Cách đo góc mũi-môi. Hình 2.47. Cách đo góc mũi-mặt.
Hình 2.48. Cách đo góc mũi-cằm. Hình 2.49. Cách đo góc hợp bởi 2
trục lỗ mũi trước.
Hình 2.50. Cách xác định sự song song của
trục mũi với trục vành tai.
 

Hình 2.51. Cách tính tỷ lệ chiều ngang
mũi / chiều ngang mặt ngang bờ
dưới ổ mắt (4-5/1-6).

Hình 2.52. Cách tính tỷ lệ chiều ngang
mũi / chiều ngang mặt liên vành tai (4-5/1-6).
 
     

Xem tiếp =>